04/10/2024

Thể Thao Cool

Tin tức bóng đá online, bóng đá 24h, luôn được cập nhật mới nhất

Lời khuyên giúp trẻ chơi bóng rổ an toàn mà phụ huynh lưu tâm

Lời khuyên giúp trẻ chơi bóng rổ an toàn mà phụ huynh lưu tâm

Ngày nay, bóng rổ đã trở thành một môn thể thao rất phổ biến, được các em nhỏ vô cùng yêu thích. Vì môn thể thao này rất hữu ích cho quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ nên nhiều bậc phụ huynh khuyến khích con em mình tham gia. Tuy nhiên, vì là một môn thể thao cường độ cao và đối kháng nên những chấn thương trong thi đấu là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh vẫn có những cách để đảm bảo an toàn khi chơi bóng rổ và giảm bớt những tác hại không đáng có cho con em mình. Nào cùng với zunecum.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới nhé!

Điểm qua các loại chấn thương khi trẻ chơi bóng rổ

Điểm qua các loại chấn thương khi trẻ chơi bóng rổ

Rất nhiều trường hợp người chơi đã phải đến bác sĩ hoặc bệnh viện để điều trị những chấn thương xảy ra khi chơi bóng rổ. Hầu hết các chấn thương này (ví dụ như gãy xương, bong gân, khớp…) đều có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống cá nhân. Thật vậy, việc chơi bóng rổ nói riêng và các môn thể thao nói chung không đúng cách, không đúng phương pháp và cường độ tập luyện không phù hợp đều có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến việc phát triển cơ bắp và thể chất ở trẻ về lâu dài.

Trật khớp chân là loại chấn thương thường gặp nhất khi chơi bóng rổ; Ngoài ra, gãy xương ngón tay, xương cằm, gãy mũi…cũng xảy ra khá thường xuyên. Khi chơi bóng rổ ngoài trời, tay của trẻ rất dễ bị chấn thương đặc biệt là vùng bàn tay và ngón tay. Chơi bóng rổ trong nhà cũng ẩn chứa rất nhiều nguy cơ gây thương tích cho trẻ khi tranh cướp bóng và chuyền bóng.

Trang bị đồ bảo hộ khi chơi bóng rổ

Hai người, một trái banh và một rổ là đủ để một cuộc chơi bóng rổ diễn ra. Nhưng điều này không có nghĩa trẻ mặc áo gì hoặc mang giày gì để chơi bóng rổ cũng được. Để đảm bảo an toàn, tránh chấn thương cho trẻ trong khi chơi, bạn nên trang bị:

Giày bóng rổ

Một đôi giày tốt và phù hợp với việc chơi bóng rổ sẽ giúp giảm bớt các nguy cơ chấn thương chân, khớp cổ chân. Một số người chơi thích lựa chọn các loại giày cổ cao, nhưng thật ra những loại giày cổ thấp mới thích hợp cho trò thể thao này lớp học bóng rổ hà nội. Các loại giày bóng rổ nên có đế bằng nhựa mềm; bám sàn, có kích thước vừa vặn với chân của trẻ; và phải đảm bảo luôn được cột chặt dây khi chơi. Không nên cho trẻ chơi bóng rổ khi mang giày xăng-đan; dép hay giày tây. Nói ra thì có vẻ buồn cười nhưng bạn biết đó; bọn trẻ khi ham vui thì chẳng còn nhớ chúng đang mang giày gì; nên bạn phải thường xuyên nhắc nhở trẻ điều này nhé!

Các dụng cụ bảo hộ

Không bắt buộc trẻ phải mang một miếng độn bảo vệ háng nhưng nếu có, thì sẽ đảm bảo an toàn khi va chạm và tạo sự thoải mái cho các bé trai trong quá trình chơi bóng rổ. Còn với bé gái, cũng nên cân nhắc việc cho bé mặc loại áo lót thể thao phù hợp bên trong đồng phục thể thao.

Bảo vệ hàm

Nên cho con bạn sử dụng những miếng cao su bảo vệ hàm để tránh cho trẻ những tổn thương về răng miệng hay nguy hiểm hơn là tự cắn vào lưỡi khi va chạm.

Những dụng cụ khác

Nếu đeo kính thì nên sử dụng các loại kính bảo vệ chuyên dụng cho việc chơi thể thao (thường được làm bằng nhựa dẻo không bể) để đảm bảo an toàn cho mắt của trẻ. Ngoài ra, việc mang thêm băng cố định gối, khớp cổ tay; cổ chân hoàn toàn không thừa nếu bạn muốn tránh những chấn thương về khớp cho bé.

Chọn chỗ chơi bóng rổ thích hợp

Chọn chỗ chơi bóng rổ thích hợp

Dù bóng rổ có thể chơi ở bất kỳ đâu chỉ cần sân đủ rộng cho 10 thành viên. Từ một sân chơi nhỏ cho đến một nhà thi đấu lớn đều phù hợp để chơi bóng rổ. Điều cần lưu ý đó là bề mặt sân chơi. Cụ thể, phải luôn kiểm tra kỹ bề mặt sân chơi để tránh các các vật nhỏ có thể gây nguy hiểm như đá dăm nhỏ, mảnh thủy tinh…Cần đảm bảo sân chơi không trơn trượt. Hạn chế chơi ở những mặt sân lồi lõm và có nhiều vết nứt; lỗ thủng vì có thể gây ra các chấn thương về chân và khớp cổ chân khi bị trượt té.

Với những trận đấu bóng rổ vào ban đêm thì mặt sân phải đủ sáng và an toàn. Với các sân chơi trong nhà thì cần đảm bảo khoảng cách an toàn giữa sân chơi bóng rỗ và hàng rào an toàn; rổ phải được treo ở vị trí phù hợp; và cách xa tường để tránh các va chạm và giảm nguy cơ khi chơi. Các dụng cụ bổ trợ như túi đựng bóng, bóng dự trữ; và dụng cụ sơ cứu khi bị chấn thương nên được chuẩn bị trước để đảm bảo cuộc chơi diễn ra suông sẻ.

Lời khuyên về sự an toàn cho trẻ em khi chơi bóng rổ

– Trước khi con bạn bắt đầu bất kỳ chương trình thể thao nào; kể cả là khi bắt đầu học bóng rổ. Hãy đưa bé tới gặp bác sĩ để kiểm tra thể chất; và các chấn thương để đảm bảo các bé sẽ được an toàn khi chơi.

– Hãy chắc chắn rằng con bạn sẽ dùng/mặc tất cả các thiết bị an toàn cần thiết. Mà chúng tôi giới thiệu ở trên trong khi chơi hoặc luyện tập.

– Các bé cần khởi động cơ thể ấm lên trước khi chơi.

– Hãy nói chuyện với huấn luyện viên của con bạn. Các huấn luyện viên phải đảm bảo sự an toàn; và thực thi đúng theo các quy tắc của trò chơi; họ cũng nên nhận thức được rủi ro chấn thương cho trẻ em.

– Không bao giờ khuyến khích con bạn chơi để qua cơn đau. Nếu con bạn bị thương, hãy tìm kiếm sự chăm sóc của y tế.

– Đối với trẻ em: niềm vui chính là điều quan trọng nhất khi chơi bóng rổ. Nếu quá tập trung vào thi đấu và sự chiến thắng thì bé có thể cảm thấy áp lực và suy nghĩ tiêu cực hơn.

– Chọn trung tâm dạy bóng rổ uy tín cho các bé, một môi trường lành mạnh và không cạnh tranh.