Trong các môn thể thao nói chung, đặc biệt là bóng rổ, chấn thương luôn là vấn đề đau đầu nhất đối với bất kỳ ai. Bóng rổ là môn thể thao khối lượng lớn và cường độ rất cao, nếu người chơi tập luyện sai kỹ thuật hoặc không trang bị dụng cụ phụ trợ trong quá trình thi đấu rất dễ bị chấn thương. Trong bài viết này, zunecum.com xin chia sẻ với các bạn một số chấn thương thường gặp khi chơi bóng rổ và cách phòng tránh đơn giản. Nào cùng tìm hiểu nhé!
Chấn thương bong gân mắt cá chân (nặng hơn là lật cổ chân)
Đây là chấn thương gần như ai cũng gặp phải trong khi chơi. Bong gân thường xảy ra do ngã hoặc trượt chân khi chơi, sức nặng cơ thể chuyển hướng đột ngột khiến khớp bị xoắn vặn, dây chằng khớp căng quá mức có thể rách. Nếu tác động lực mạnh cổ chân của bạn có thể bị lật hoặc chệch các khớp với nhau:
Cách hạn chế chấn thương: Bạn nên chọn cho mình một đôi giày bóng rổ đủ tốt (bám sàn tốt, bảo vệ cổ chân tốt,…). Ngoài ra, bạn cần phải di chuyển hay có những động tác tiếp đất đúng kỹ thuật.
Chấn thương do quá tải
Viêm xương bánh chè
Là loại chấn thương phổ biến nhất trong bóng rổ. Xương bánh chè được liên kết với các khớp xương; và mô khác ở khớp gối bằng gân xương bánh chè. Gân xương bánh chè.giúp duỗi thẳng cơ đùi và bắp chân khi nhảy lên. Vì vậy bạn sẽ thấy rất đau phía phần xương ở đầu gối nếu bị loại chấn thương này.
Cách điều trị:
– Nên nghỉ ngơi, ngưng các hoạt động mạnh gây ra các cơn đau. Hãy bắt đầu các hoạt động một cách cẩn thận.
– Chườm đá lên đầu gối sau khi tập hay thi đấu.
– Luyện tập cho cơ tứ đầu và cơ gân kheo khỏe mạnh và linh hoạt hơn. Bằng cách sử dụng một chân đứng vững sau đó dùng tay nắm kéo gót chân của chân còn lại về phía mông, giữ vững 30p, lập lại 5 lần.
– Đi gặp bác sĩ ngay nếu cơn đau kéo dài và có biểu hiện nặng hơn.
Viêm gót chân (viêm gân Achilles)
Viêm gân gót chân xảy ra khi gân nối liền giữa xương gót chân và cơ bắp chân bị sưng tấy lên. Nguyên nhân là do cường độ tập chạy hay nhảy của bạn quá cao, làm gót chân quá tải. Những triệu chứng đầu tiên là gân Achilles bị bong và vùng da đó bị tấy đỏ, nghiêm trọng hơn là rách cơ. Nếu gặp chấn thương bạn nên đến các bác sĩ để được tư vấn điều trị.
Kẹp ngón tay (gãy bút chì)
Đây là một chấn thương hạng nhẹ của kiểu chấn thương do quá tải. Mức độ nghiêm trọng từ việc nhẹ nhất là dãn dây chằng tới nặng nhất là gãy ngón tay.
Hướng điều trị: Cố định ngón tay sau một thời gian sẽ tự lành lại; hoặc nặng hơn thì đến bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.
Cách hạn chế chấn thương này là dùng dụng cụ hỗ trợ quấn chặt các đầu ngón tay khi tập luyện hay thi đấu.
Các chấn thương ở vùng đầu gối
Các chấn thương vùng đầu gối là những chấn thương nghiêm trọng nhất trong bóng rổ. Bong gân cũng nằm trong số các chấn thương này. Bong gân đầu gối có thể là một vết rách nhỏ hay viêm nang khớp gối. Nó không quá nghiêm trọng đến nỗi đầu gối của bạn phải ”nghỉ hưu” sau chấn thương.
Nếu vùng sụn đầu gối của bạn bị rách, chắc hẳn nó đã phải chịu đựng hành động xoay đầu gối của bạn quá nhiều. Để chữa lành hoặc loại bỏ vùng sụn bị rách bạn phải nhờ đến kỹ thuật phẫu thuật khớp thôi.
Dây chằng hình chữ thập ở phía trước đầu gối (ACL) là loại dây chằng thường bị rách nhất. Nếu ACL có vấn đề, đầu gối sẽ bị đau và bạn dường như chẳng thể đi nổi. Bạn sẽ phải đeo nẹp trên đầu gối khá lâu và tập những bài tập tăng cường vận động vùng cơ bắp (để cơ bắp đùi không bị teo khi chờ ACL lành lại).
“”Để an toàn trên sân đấu, hãy chủ động ngừng chơi khi bạn cảm thấy đau hoặc quá mệt mỏi. Đa phần các chấn thương trong bóng rổ đều phục hồi nhanh, nếu được xử lí đúng cách ngay khi bạn cảm thấy những dấu hiệu đầu tiên của chấn thương””
Chấn thương hông và đùi
Bứt tốc, bật nhảy, chuyển hướng hay xoay người là những hoạt động đẩy rất nhiều sức ép lên chân và đùi của cầu thủ, khiến họ đối diện với khả năng dính chấn thương.
Tại vùng đùi, bó cơ tứ đầu đùi rất mạnh và chắc chắn. Nhưng chấn thương xảy ra ở khu vực này sẽ cần rất nhiều thời gian để hồi phục hoàn toàn. Ở sau đùi, gân khoeo (hamstring) là bộ phận thường chấn thương, điển hình từ NBA là Chris Paul.
Ở vùng háng và hông, việc bị rách hoặc căng cơ hông cũng có thể xảy ra nếu người chơi chịu va chạm mạnh khi thi đấu hoặc tiếp đất trong tư thế không thoải mái.
Cách phòng chống: Va chạm là điều không thể tránh khỏi và không có khả năng phòng ngừa. Nhưng cách tốt nhất để cơ thể chống chịu được va chạm là cải thiện sức mạnh toàn thân và đặc biệt là phải khởi động kỹ trước khi tập hoặc thi đấu. Ngoài ra, khởi động vùng hông cũng vô cùng quan trọng nhưng lại thường bị người chơi bỏ qua.
Gân, cơ, dây chằng càng ở trạng thái nóng và linh hoạt, người chơi sẽ càng hạn chế được khả năng bị kéo giãn các nhóm bộ phận này, dẫn đến chấn thương.
More Stories
Công dụng của bó gối dài trong thi đấu bóng chuyền
Mẹo đánh bóng chuyền không bị đau tay và hạn chế chấn thương
Điểm danh thực phẩm cần thiết cho người chơi bóng bàn