12/09/2024

Thể Thao Cool

Tin tức bóng đá online, bóng đá 24h, luôn được cập nhật mới nhất

Cách xử lý các chấn thương thường gặp trong bóng đá

Cách xử lý các chấn thương thường gặp trong bóng đá

Bóng đá được mệnh danh là môn “thể thao vua” hấp dẫn nhất thế giới, chiếm được cảm tình của hầu hết mọi người. Luật chơi bóng đá đơn giản, chi phí thấp, nhiều người chơi cùng lúc, tinh thần đồng đội, tinh thần quyết thắng, trận đấu nào cũng mang đến nhiều bất ngờ, tính đến phút cuối cùng, bóng đá có sức ảnh hưởng rất lớn đến mọi người, ở nhiều quốc gia, mọi trái tim người hâm mộ. Mặc dù hiện nay có rất nhiều phụ kiện bảo hộ nhưng đối với các cầu thủ dù nghiệp dư hay chuyên nghiệp chắc hẳn đều đã từng gặp phải những chấn thương khi chơi trên sân đấu. Điều này khó có thể tránh khỏi. Hãy cùng zunecum.com tìm hiểu những nhóm chấn thương thường gặp nhất trong bóng đá và cách xử lý nhé!

Bong gân và chấn thương cơ

Tìm hiểu về chấn thương cơ và bong gân

Tìm hiểu về chấn thương cơ và bong gân

Bong gân là chấn thương dây chằng khiến cho một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc đứt. Trong đó bong gân mắt cá chân là thường gặp nhất. Dấu hiệu nhận biết bong gân là đau, sưng, tím, tụ máu, ấn lên vùng mắt cá sẽ thấy khó chịu.

Chấn thương cơ gân: xảy ra khi phần bắp thịt hoặc dây gân bị kéo giãn hay rách, bao gồm:

– Căng cơ: chấn thương cơ hoăc gân. Thường gặp ở cơ đùi trước, đùi sau, cơ háng, cơ bắp chân, cơ lưng và vai, cầu thủ sẽ thấy đau nhức, sưng và khó vận động ở vùng cơ bị căng.

– Chấn thương gân kheo là nhóm gân nằm sau bắp đùi, cầu thủ sẽ cảm thấy đau ở phần sau của đùi khi chạy nước rút, chạy bước dài hoặc chạy vung chân cao.

– Chấn thương dây chằng đầu gối: khi chân vận động quá mạnh và không đúng hướng khiến dây chằng chéo bị xoắn, căng lên, nếu hoạt động quá mạnh có thể bị đứt dây chằng. Đây là loại chấn thương hết sức nguy hiểm và nếu cần nối lại dây chằng phải cần sự can thiệp của phẫu thuật.

– Chấn thương trật mắt cá chân: mắt cá bị xoắn vào bên trong có thể gây chảy máu, đau và sưng. Chấn thương này chiếm khoảng 12% các loại chấn thương trong bóng đá.

Cách xử trí dễ thực hiện và phổ biến nhất

– Việc đầu tiên khi gặp phải chấn thương đó chính là nghỉ ngơi ngay lập tức, có thể giữ bất động vùng bị thương bằng nẹp ép cố định trong vòng 24-72 giờ đầu.

– Chườm lạnh giúp tan máu bầm dưới da, giảm sưng, giảm viêm cấp tính. Đây là một biện pháp hữu hiệu mang lại nhiều hiệu quả.

– Băng ép với mục đích là giảm chảy máu trong, giảm sưng. Biện pháp này có thể làm cùng một lúc với chườm lạnh.

– Kê cao phần chấn thương giúp máu trở về tim tốt hơn, làm giảm sưng và viêm nhất là đối với chân dưới, có thể nằm kê cao chân 10-15cm trong 24-72 giờ đầu.

Gãy xương

Đây cũng là loại chấn thương chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 25%.

Gãy xương thường xảy ra khi va chạm mạnh giữa các cầu thủ, hay những cú tiếp đất va đập mạnh khiến xương phải chịu một lực tác động mạnh đột ngột quá mức. Đây là loại chấn thương bắt buộc phải có sự can thiệp của bác sĩ. Thường gặp ở xương ngón tay, cổ chân và chân.

Dấu hiệu nhận biết của gãy xương

– Đầu tiên là đau, đau tăng dần lên khi hoạt động, cầm nắm hoặc bóp.

– Sưng và bầm tím.

– Biến dạng vùng bị gãy: như ngón tay hoặc cổ tay bị cong.

– Cử động bất thường: vùng xương gãy sẽ có những cử động sai hoặc không thể cử động.

Dấu hiệu nhận biết của gãy xương

Cách xử trí

Đầu tiên là ở vùng xương gãy, có thể cố định bằng nẹp ép. Sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để khám và có hướng xử trí kịp thời. Để xương gãy lành lại cần một thời gian hồi phục tùy theo vị trí gãy và mức độ gãy. Trong quá trình hồi phục, cần bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng; vitamin và canxi để xương hồi phục một cách nhanh nhất. Ngoài ra cần tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng và dùng canxi theo chỉ định của bác sĩ.

Rách sụn chêm

Đây là loại chấn thương phổ biến trong bóng đá, xảy ra tại đầu gối.

Dấu hiệu nhận biết là sưng, đau và cứng khớp.

Tùy vào mức độ rách, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị: phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Đối với phương pháp không phẫu thuật; bác sĩ có thể chỉ định áp dụng phương pháp R.I.C.E bao gồm nghỉ ngơi; chườm đá, băng hoặc ép, kê cao chân.

Để thỏa sức cháy với đam mê mà không ảnh hưởng đến sức khỏe; trước hết phải khởi động thật kỹ trước khi ra sân, đồng thời nên tập đúng động tác; mặc quần áo thoải mái, mang giày đá bóng phù hợp; tập luyện và thực hiện các bài căng, giãn cơ. Chấn thương trong các trận bóng là câu chuyện thường gặp ở bất cứ ai yêu thích và đam mê bộ môn này. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể bảo vệ cho bản thân giảm thiểu nguy cơ gặp phải bằng cách trang bị những phụ kiện bảo hộ trước khi ra sân.

Phòng tránh chấn thương thường gặp trong bóng đá và thể thao

  • Khởi động kỹ trước khi bắt đầu luyện tập để tăng lưu thông máu tới các cơ, làm cho các cơ, khớp vận động linh hoạt hơn.
  • Trong quá trình luyện tập, nên nghỉ giữa các lần tập để cơ thể có thời gian phục hồi.
  • Khi luyện tập môn thể thao mới, bạn nên bắt đầu từ từ. Sau đó tăng dần độ mạnh, sự linh hoạt và sức bền.
  • Điều quan trọng nhất để phòng tránh chấn thương khi tập thể thao là bạn phải biết lắng nghe cơ thể của mình, hãy dừng lại khi cảm thấy đau, khó chịu hoặc căng thẳng.

Như vậy các nhóm chấn thương thể thao thường gặp đó là là căng cơ; bong gân, gãy xương, rách sụn chêm. Tùy từng loại chấn thương và mức độ chấn thương sẽ có biện pháp điều trị khác nhau. Khi gặp phải các chấn thương này, bạn nên tới các cơ sở y tế; để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra; đánh giá mức độ tổn thương và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.