12/09/2024

Thể Thao Cool

Tin tức bóng đá online, bóng đá 24h, luôn được cập nhật mới nhất

Bí quyết phòng tránh và sơ cứu chấn thương thường gặp trong bóng chuyền

Bí quyết phòng tránh và sơ cứu chấn thương thường gặp trong bóng chuyền

Bộ môn bóng chuyền dường như đã trở thành một môn thể thao được giới trẻ ưa chuộng hiện nay. Chơi bóng chuyền mỗi ngày là một hình thức tập luyện giúp cơ thể khỏe mạnh và cân đối, bởi môn thể thao này đòi hỏi sự vận động toàn thân, liên tục và tốc độ cao. Tuy nhiên, trong quá trình luyện tập và thi đấu, đôi khi khó tránh khỏi tai nạn (chủ yếu là các chấn thương về tay, vai và chân). Vì vậy người chơi cần biết cách phòng tránh và sơ cứu kịp thời những chấn thương này. Nào cùng với zunecum.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới này nhé!

Chấn thương thể thao là gì?

Chấn thương thể thao là gì

“Chấn thương thể thao là thuật ngữ đề cập đến các loại chấn thương thường xảy ra nhất trong khi chơi thể thao hoặc tập luyện. Mặc dù bộ phận nào trên cơ thể cũng có khả năng bị thương trong lúc bạn vận động, nhưng thuật ngữ này chủ yếu đề cập đến những chấn thương hệ thống cơ, xương, khớp và các mô liên quan như sụn, dây chằng. Chấn thương sọ não và tủy sống tương đối hiếm gặp khi chơi thể thao” – Theo ThS.BSNT Phạm Trung Hiếu.

Các chấn thương trong thể thao thường xảy ra ở người trẻ tuổi và trẻ em. Theo ước tính của Stanford Children’s Health, mỗi năm có hơn 3,5 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị thương khi tham gia các hoạt động thể chất. Và ⅓ số ca chấn thương ở trẻ em cũng liên quan đến thể thao.

Phần thân dưới có nhiều khả năng bị thương nhất (42%). Chấn thương ở các chi trên chiếm 30,3% thương tích, còn lại là chấn thương ở đầu và cổ.

Cách phòng tránh các chấn thương thường gặp trong thi đấu bóng chuyền

Chấn thương ở vai

Nguyên nhân: Tập luyện, khởi động không đúng kĩ thuật, tập luyện quá sức, các động tác đập bóng không đúng kĩ thuật, hoặc một lực tác động mạnh vào

Biểu hiện: Đau nhức khớp vai hoặc có thể bị sưng đỏ ở khu vực vai, sờ thấy ấm, có cảm giác vai bị cứng.

Cách phòng tránh: Luyện tập vừa phải, khởi động đủ và đúng kĩ thuật, quan sát để tránh các vật thể từ xa lao tới

Cách khắc phục: Ngừng chơi ngay, chườm đá trong 15 phút lên vai sau đó kết hợp tập các bài tập kéo dãn các nhóm cơ vùng vai, vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai mà không gây đau. Nếu cơn đau không có dấu hiệu giảm hoặc sưng đỏ bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế để kịp thời khám và chữa trị.

Chấn thương ở tay

Nguyên nhân: Khởi động không tốt, lực tác dụng vào tay quá mạnh

Biểu hiện: Các cơn đau liên tục xuất hiện khi bạn thực hiện vận động nâng các vật nặng hoặc chỉ cần những vận động nhẹ cũng khiến tay bạn bị đau. Khi vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, sau một thời gian dài tập luyện, các ngón tay và phần cổ tay của bạn có thể bị sưng và bầm tím.

Cách phòng tránh: Khởi động đúng và đủ, mang mặc trang phục bảo vệ cánh tay.

Cách khắc phục: Dừng chơi và chườm lạnh tại vị trí bị đau, nên mua băng dán vào khu vực bị chấn thương để phục hồi nhanh hơn, nếu nặng hơn hãy đến bác sĩ để kịp thời chữa trị

Chấn thương ở chân

Nguyên nhân: Do khớp gối hoặc cổ chân bị xoắn quá mạnh khiến chân bạn không có thời gian nghỉ; giày tập luyện không thoải mái, không đủ ma sát khiến dễ bị ngã; sân tập trơn trượt hoặc gồ ghề

Biểu hiện: đau ở chân, thậm chí rách và chảy máu

Cách phòng tránh: Khởi động đúng kĩ thuật; tập luyện trên bề mặt đủ ma sát, không gồ ghề; lựa chọn giày tập vừa chân, không rộng, không kích và còn đủ ma sát.

Cách khắc phục: Dừng chơi và di chuyển đến nơi sạch sẽ để cầm máu, sát trùng, không tiếp xúc với nước bẩn, hạn chế vận động mạnh, với vết thương kín có thể chườm đá lạnh để giảm sưng tấy; gặp bác sĩ nếu chấn thương quá lớn.

Bong gân

Bong gân

Nguyên nhân: Tập luyện trên địa hình gồ ghề hoặc trơn trượt khiến bạn dễ bị lật chân; tập luyện quá sức: mất tập trung nên bị ngã

Biểu hiện: Sưng tấy, nóng đỏ, khó vận động một cách bình thường.

Cách phòng tránh: Khởi động đúng kĩ thuật, tập với sức lực vừa phải, lựa chọn địa điểm tập luyện thích hợp mang đồ bảo hộ khi tập luyện thi đấu.

Cách khắc phục: Dừng chơi và chườm lạnh, dán cao hoặc xoa bóp bằng dầu; hạn chế vận động mạnh cho đến khi khỏi hẳn.

Chấn thương háng

Đây là tình trạng 1 trong 5 nhóm cơ chạy dọc theo đùi trong bị rách hay đứt khi chơi các môn thể thao cường độ cao như bóng đá, bóng chuyền, tennis… Nếu bị chấn thương háng, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau dữ dội ở vùng háng, đùi, hông lan xuống đầu gối. Bạn cũng sẽ gặp khó khăn khi di chuyển và đi lại khập khiễng; khó có thể chạy nhảy hay vặn mình.

Những gì bạn cần làm lúc này là băng ép; chườm đá vùng bị chấn thương, đồng thời nghỉ ngơi hợp lý. Việc trở lại tập luyện quá sớm có thể khiến chấn thương nặng thêm.

Đau thắt lưng

Nguyên nhân: Khởi động sai phương pháp, tập luyện quá sức, sai tư thế

Biểu hiện: Khó xoay lưng, vận động lưng, khi vận động thấy đau, không nâng được vật

Cách phòng tránh: Khởi động đầy đủ và đúng cách, kết hợp nghỉ ngơi, tập luyện

Cách khắc phục: Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động lưng, xoa bóp bằng dầu nóng hoặc dán cao

Trên đây là một vài chấn thương thường gặp khi tập luyện, thi đấu bóng chuyền. Mong rằng với một vài chia sẻ của Belo, các bạn tập có thể lưu ý và tránh được những tai nạn không mong muốn này.